cách xây dựng thương hiệu

Cách xây dựng thương hiệu cho những bạn trẻ

Cách xây dựng thương hiệu cho những bạn trẻ mới khởi nghiệp/ start up

cách xây dựng thương hiệu
cách xây dựng thương hiệu

Cách xây dựng thương hiệu dành cho những người mới bắt đầu.

Phát triển thương hiệu trên thị trường và định vị thương hiệu.

Vậy startup có nên xây dựng thương hiêu? Xây dựng thương hiệu để làm gì?

Điều gì quan trọng đối với startup khi khởi nghiệp.

Nếu các Startup mong muốn tìm một con đường dễ dàng và nhanh chóng

để xây dựng doanh nghiệp của mình.

Câu trả lời “Không có”.

Chiếc lược xây dựng thương hiệu

Việc khởi nghiệp hay bắt đầu làm kinh doanh là một con đường vô cùng gian nan.

Nếu các bạn mong muốn một con đường bằng phẳng, hãy chọn một cách khác, đừng dấn thân vào nghiệp này.

Chúng ta có thể nổi tiếng nhanh chóng chỉ trong 1 vài ngày bằng một chiêu trò nào đó.

Nhưng chắc chắn là sẽ không có con đường nào ngắn và dễ để có thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Nếu bạn là một nhà khởi nghiệp, hãy nhớ rằng bí quyết xây dựng thương hiệu cho startup

là cảm xúc mà thế giới dành cho những gì bạn làm.

Nếu bạn có thể thổi hồn những xúc cảm đó vào thông điệp thương hiệu của bạn và phát sóng trên nhiều phương tiện truyền thông như :

báo chí, thì bạn đã đi được hơn nữa chặng đường rồi,

Giai đoạn khởi nghiệp được xem là thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng thương hiệu, xác lập danh tiếng của startup.

Việc làm này cần song hành với phát triển sản phẩm, cho dù nguồn lực về tài chính cũng như nhân sự của startup còn nhiều giới hạn.

Việc xây dựng thương hiệu là điều cần phải lên chiến lược sẵn, định hướng cho thương hiệu phát triển.

Cũng như thường xuyên sử dụng những chiến lược kể câu chuyện, tiện mồm hoặc giới thiệu.

Để đưa tên thương hiệu gần hơn với mọi người.

Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ, để quảng bá thương hiệu và tìm đối tác trong kinh doanh.

Đi sau người khác thì phải đẹp hơn.

Cách xây dựng thương hiệu, không phải ai cũng có lợi thế là người đi đầu – người mở lối.

Nếu bạn đã không có lợi thế đi đầu thì lấy gì làm lợi thế?

Khi startup mới bắt đầu chập chững trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Thì phải làm đẹp hơn so với những người đã đi trước trong việc này.

Mọi thứ phải sáng tạo và độc đáo, để thu hút mọi ánh nhìn và tạo ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.

Đừng chỉ làm thương hiệu khi đã có tiền.

Danh tiếng là thứ vô cùng quan trọng, điều đó quyết định thương hiệu đi được bao xa.

Khi bạn đã có thương hiệu riêng nổi tiếng.

Sẽ có những phương thức kinh doanh mới thu lại lợi nhuận khủng.

Tại sao đừng chỉ xây dựng thương hiệu khi đã có tiền.

Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu.

Một phần do yếu về năng lực marketing.

Phần khác do không có ý thức tập trung vào xây dựng thương hiệu vì còn phải chật vật để công ty tồn tại.

Khi bạn đã có nhiều tiền rồi nhưng thương hiệu của bạn chưa được ai biết đến.

Cách tạo thương hiệu cho công ty
Cách tạo thương hiệu cho công ty

Thì việc có nhiều tiền cũng không thể khiến thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng.

Có những chiến lược bám đuổi khách hàng để họ luôn nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp.

“Mặc dù chặng đường này rất gian nan, đặc biệt là những startup đi lên từ con số không.

Nhưng mọi startup đều nên xây dựng danh tiếng ngay từ khi mới bắt đầu”

Vd : bột giặt 0M0 họ đã sử dụng chiến lược marketing tổng thể, bám đuôi khách hàng từ Bắc vào Nam.

Bất cứ kênh truyền thông nào cũng đều có xen kẽ quảng cáo của họ. khiến khách hàng luôn nhìn thấy sự hiện diện của họ.

Vậy với 1 startup trẻ mới khởi nghiệp, chưa có số lượng khách hàng lớn, chưa có quá nhiều tiền.

Thì nên sử dụng các mạng xã hội phổ cập. Để mọi người thấy thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Có quá nhiều thứ phải làm với 1 startup nhưng tôi sẽ gói gọn trong 1 vài bước để bạn cần rõ những bước quan trọng.

Xem thêm 11 bước xây dựng thương hiệu tại đây: ( chèn link vào chữ tại đây)

Bước 1 : hãy lựa chọn cái tên thương hiệu thật hấp dẫn.

Tên doanh nghiệp không chỉ để gọi mà nó là điểm tiếp xúc đầu tiên.

Điểm tiếp xúc nhiều nhất và là điểm tiếp xúc tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất đến khách hàng, đối tác của bạn.

Có rất nhiều cách để đặt tên công ty từ đặt tên theo tên người sáng lập, đặt tên bằng chữ cái viết tắt.

Đặt tên gợi liên tưởng, đặt tên bằng những từ chưa có trong từ điển …

Việc đặt tên thương hiệu đừng bao giờ ngồi nghĩ 1 mình.

Bởi với cái suy nghĩ đó bạn sẽ chỉ đi 1 vòng tròn luẩn quẩn.

Nên đi hỏi những người thầy, người dẫn dắt để cho mình 1 gợi ý nhất định.

Vd : khi tôi muốn đặt 1 thương hiệu quần áo công sở, thì điều mà tôi nghĩ đến thật vớ vẩn.

Vậy tôi đã sử dụng tên con gái tôi tạo thành 1 thương hiệu.

Con gái tôi “ Linh Đan” nhưng khi đặt tên thương hiệu như thế thật không có sự hấp dẫn.

Chính vì thế tôi đã đi xin những ý tưởng khác nhau.

Để tạo ra 1 thương hiệu “LALIDA” cùng với logo thương hiệu là hình viên LINH ĐAN”

Bước 2 : hãy sáng tạo SLOGAN/ thông điệp cho thương hiệu.

Slogan được ví như một sứ giả truyền thông cho thương hiệu.

Vì thế hãy sử dụng slogan để phát huy hiệu quả truyền thông cho thương hiệu của bạn.

Nhiều Start Up cho rằng không phải doanh nghiệp nào cũng cần slogan hay thông điệp.

Điều đó có thể đúng vì có nhiều doanh nghiệp không sử dụng slogan nhưng bạn sẽ mất đi nhiều thứ.

Mà slogan có thể làm được cho thương hiệu của bạn.

Khẩu hiệu của một thương hiệu sẽ đi liền với thương hiệu đó, nó có thể bị thay đổi..

Xây dựng slogan cho thương hiệu mới
Xây dựng slogan cho thương hiệu mới

Slogan/ thông điều cần có những điều gì

Nhưng với 1 doanh nghiệp trẻ thì rất cần phải có 1 câu nói “ vần, hay, đặc biệt”

Slogan là một câu nói ngắn gọn chứa đựng thông điệp, có thể mang những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại.

Tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Nói ngắn gọn thì Slogan là “khẩu hiệu tiếp thị” của các doanh nghiệp.

Thường được sáng tạo bằng các cách như điệp âm, chơi chữ hoặc nghĩa mở rộng.

Nhiều người cho rằng, Slogan chỉ là một câu nói do phòng Marketing nghĩ ra để quan trọng hóa sản phẩm.

Nhưng thực chất, để lên được một Slogan hay và có tính hiệu quả,

“khẩu hiệu quảng cáo” sẽ phải trải qua rất nhiều bước nghiên cứu.

Từ âm điệu, số từ cho đến cả thị trường triển khai, tất cả đều phải được chuẩn hóa để vừa phù hợp với thị trường.

Vừa nổi bật hơn đối thủ lại vừa gây được tiếng vang trong tâm trí khách hàng.

Bước 3 : thiết kế logo và nhận diện thương hiệu.

Thiết kế logo & nhận diện thương hiệu là cách nhanh nhất để thị trường nhận diện ra bạn là ai?

Bạn cung cấp cái gì? Sản phẩm/ dịch vụ của bạn có ưu điểm gì vượt trội.

những khái niệm về thương hiệu của bạn sẽ dần dược hình thành.

Đặc biệt với logo, đừng bao giờ làm cho có, nếu thờ ơ với logo.

Doanh nghiệp bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hơn những gì bạn nghĩ.

Logo là biểu tượng của doanh nghiệp, một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu.

Nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó.

Tạo logo thương hiệu gây ấn tượng khách hàng
Tạo logo thương hiệu gây ấn tượng khách hàng

Tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt.

Phần hình ảnh trong logo: Là các hình biểu tượng, tượng trưng cho các sản phẩm

hoặc đặc tính hoặc cá tính của sản phẩm/thương hiệu.

Yêu cầu của các hình ảnh này là dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem.

Đôi khi, vì mục đích giản tiện, người ta chỉ cần dùng hình ảnh biểu tượng

chứ không cần cả logo để đưa lên các sản phẩm.

Bước 4 : Duy trì và tăng mức độ nhận biết của thương hiệu ( quảng bá thương hiệu).

Sau khi đã có một mẫu thiết kế logo phù hợp thì việc ứng dụng nó

trong thực tế cần phải thực hiện một cách khoa học và bài bản.

Các ấn phẩm marketing (catalogue, biển bảng, túi, vỏ hộp, khăn, quần áo…) .

Bộ nhận diện Thương hiệu (văn phòng phẩm, website, profile, hay trên fan page Facebook …)

tất cả đều phải đồng bộ mới tạo độ nhận biết Thương hiệu.

Điều này không chỉ các Tập đoàn, công ty lớn mới xây dựng,

các tiểu thương – startup trên thị trường hiện đã cập nhật cho mình xu thế mới

với các mẫu logo phong cách tối giản hiện đại, hình ảnh đẹp mắt.

Hệ thống biển bảng chuyên nghiệp

nếu không xây dựng hình ảnh Thương hiệu các doanh nghiệp start up sẽ rất khó khăn để cạnh tranh.

Lên chiến lược Marketing cho doanh nghiệp

Luôn ra các chiến lược marketing theo những ngày lễ,

tết của việt nam hoặc thế giới để tăng sự hiện diện của thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu không phải là công việc xây trong 1 sớm 1 chiều.

Cần phải có nền tảng vững chắc, để thương hiệu phát triển có tính nhất quán.

Khi đã có 1 sản phẩm nhất định cần phải suy nghĩ nhiều ấn phẩm liên quan đến sản phẩm.

Để thương hiệu sẽ hiện diện cùng với sản phẩm.

Khi khách hàng đã bị thương hiệu in sâu vào tiềm thức.

Thì lúc đó thương hiệu bạn đã có chỗ đứng trên thị trường.

Cách xây dựng thương hiệu dựa trên đây là 4 bước cơ bản

để thiết kế thương hiệu cho một doanh nghiệp mới.

Thực hiện tốt các bước này trong thực tế sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng

hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp

trong con mắt khách hàng.

Công chúng và tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận.

Hãy luôn ghi nhớ :

Thương hiệu, slogan phải có tính nhất quán, hình ảnh thương hiệu là tài sản vô giá.

Vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nên ngay từ đầu khi khởi nghiệp cần chăm chút cho thương hiệu.

Khi thương hiệu đã lớn sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn như: nhượng quyền thương hiệu..

Bài viết bạn có thể tham khảo thêm:

Bạn có thể vào các kênh sau để học thêm nhiều điều bổ ích về kinh doanh:

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *