11 bước xây dựng thương hiệu bền vững nhất năm 2020

11 bước xây dựng thương hiệu bền vững nhất năm 2020, những kinh nghiệm sau khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công mà bạn đáng đọc.

11 bước xây dựng thương hiệu, bạn muốn xây dựng thương hiệu thì hãy luôn nhớ rằng : xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến và yêu thích là tài sản quý giá nhất của công ty. Đó chính là điều mà ai cũng mong muốn nhất.

Khoảng 60% khách hàng thích mua hàng từ những thương hiệu quen thuộc của họ,

họ sẽ ái ngại khi mua 1 sản phẩm không quen thuộc.

Thói quen người dùng là khi họ đã dùng loại nào họ chỉ muốn mua loại đó,

chính vì thế khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu cần phải có sự chuẩn bị rõ ràng.

Là một doanh nghiệp nhỏ và mới thì bạn cần cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp đi trước vậy

11 bước xây dựng thương hiệu rất quan trọng.

Họ lớn hơn bạn, họ có nguồn lực để đầu tư vào marketing.

Chính vì thế bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt  cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Chiến lược thương hiệu là gì?

11 bước xây dựng thương hiệu Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược thương hiệu nhưng mục đích đều giống nhau

Định hướng  doanh nghiệp và định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của bạn.

Vì sao bạn phải xây dụng thương hiệu?

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang khó khăn trong việc định hướng xây dựng thương hiệu?

họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không nghĩ cho sự lâu dài.

1 thương hiệu muốn phát triển cần phải xây dựng tích góp, đặt từng viên gạch đề nền móng vững chắc.

Việc doanh nghiệp của bạn đang hoạt động mờ nhạt, không nhất quán thì khách hàng sẽ dễ dàng quên bạn ngay.

11 bước xây dựng thương hiệu

Vậy xây dựng thương hiệu để :

Đinh hướng đúng trong cách thức hoạt động và phát triển của doanh nghiệp

Tăng sự cạnh tranh, mục tiêu làm chủ thị trường.

Tạo dựng niềm tin, ấn tượng  ghi dấu trong tâm trí khách hàng.

Vì vậy muốn thương hiệu phát triển bạn cần có quy trình chiến lược xây dựng thương hiệu  hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

Sau đây là các bước để xây dựng thương hiệu, giúp bạn có quy trình định hướng cho sự phát triển của thương hiệu.

Bước 1 : xác định mục tiêu

Khách hàng mục tiêu và cách xác định phương hướng,

thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới.

Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm,

dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm,

dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân khách hàng,

thỏa mãn sự khao khát của khách hàng, họ muốn gì, họ cần gì.

Làm thế nào để phân khúc rõ khách hàng ?

câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn với nhiều doanh nghiệp.

Họ chưa thấy tầm quan trọng của việc xác định khách hàng.

xác định mục tiêu

Để tìm ra câu trả lời các bạn cần phải tự trả lời cho mình 5 câu hỏi sau :

Who : ai là người mua sản phẩm/dịch vụ này, xác định khách hàng dựa trên, giới tính, tuổi, nhân khẩu học, hành vì..

What : khách hàng của bạn muốn cái gì, muốn gì ở sản phẩm, lợi ích mà họ sử dụng sản phẩm dịch vụ là gì?

Why : Tại sao họ phải mua sản phâm/dịch vụ của bạn, mà không mua của đối thủ, vì sao họ phải quan tâm đến  bạn. Cân nêu rõ sự khác biệt với những sản phẩm/dịch vụ khác.

Where : họ sống ở đâu, mức thu nhập của họ như thế nào, tìm ra nỗi đau của họ, sự sung sướng của họ, vị trí địa lý, sở thích, nhu cầu…

When : họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn khi nào, sản phẩm này có tác dụng gì, lúc nào thì họ cần….

Vd : khách hàng của bạn có thể là :

Các mẹ đơn thân đang làm việc tại nhà.

Du học sinh.

Các chủ doanh nghiệp

Bạn cần xác định rõ khách hàng của bạn là ai và đối tượng khách hàng của khách hàng bạn.

Bước 2 :  tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu bạn.

Đây là điều rất quan trọng trong việc định hướng phát triển thương hiệu của bạn.

Bạn nghĩ sứ mệnh của bạn là gì? Sứ mệnh của thương hiệu của bạn là gì?

Về bản chất bạn phải cho khách hàng họ biết doanh nghiệp của bạn có mục đích gì.

VD : sứ mệnh thương hiệu của tôi là giúp đỡ những người bị bệnh ngoài da thoát khỏi những cơn đau,ngứa…

Trước khi có thể xây dựng một thương hiệu làm cho đối tượng mục tiêu tin tưởng,

bạn cần biết giá trị mà doanh nghiệp cung cấp và tầm nhìn thương hiệu.

Về cơ bản, tuyên bố sứ mệnh xác định mục đích tồn tại của thương hiệu,

đồng thời là cơ sở cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng thương hiệu.

Mọi thứ từ logo đến khẩu hiệu, tiếng nói, thông điệp và tính cách thương hiệu sẽ phản ánh đúng sứ mệnh đó.

tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu bạn

Thương hiệu Nike “ just do it Hãy làm đi” nhưng bạn có biết sứ mệnh của họ là gì?

Sứ mệnh của Nike là  “Mang đến nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới”.

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn,

hãy bắt đầu từ bước nhỏ và nhớ tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn trước tiên.

Theo thời gian, lòng trung thành thương hiệu có thể phát triển đủ để mở rộng phạm vi khách hàng mục tiêu của bạn.

Tuy nhiên để có sứ mệnh thì bạn cần phải làm rõ ràng bước thứ 1 là xác định mục tiêu khách hàng của bạn.

Đó là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu.

Bước 3 : xác định vị trí cạnh tranh của thương hiệu trên thị trương.

Kế hoạch định vị thương hiệu bạn không thể bắt chước chính xác những việc mà thương hiệu khác họ đang làm.

Nhưng bạn có thể biết được đối thủ của bạn đã làm những việc gì thất bại để phân biệt bạn và đối thủ.

Điều đó sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng  mua sản phẩm của bạn chứ không phải đối thủ.

Ông cha ta có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” xây dựng thương hiệu cũng như ra trận vậy.

khi mà ngoài kia có hàng trăm đối thủ của bạn, bạn cần phải chiến thắng họ và dẫn đầu cuộc chơi nhất là có quy trình định vị trước.

  • Bạn cần xác định rõ đối thủ thông qua những câu hỏi sau:
  • Thông điệp mà đối thủ gửi gắm đến ai?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Điểm đặc biệt trong sản phẩm của họ là gì?
  • Phản hồi của khách khi sử dụng sản phẩm của họ như thế nào? Tốt điểm nào, không tốt điểm nào.

Từ việc nghiên cứu đối thủ của bạn, bạn đừng sao chép giống họ.

Mã hãy sáng tạo, đổi mới, tìm ra sự khác biệt để thuyết phục khách hàng.

Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Bước 4 : xác định xu hướng, cơ hội trên thị trường.

Xu hướng thị trường luôn thay đổi, bắt kịp xu hướng hoặc đón đầu xu hướng là điều bạn cần làm, khảo sát, nghiên cứu.

Khi mà cả thế giới bước theo con đường hiện đại hóa, công nghệ hóa.

Đưa doanh nghiệp theo cơ chế kinh doanh online.

Bạn lại xác định đi theo lối mòn, kinh doanh truyền thống thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ  bị thị trường đẩy lại phía sau.

Lý do hàng ngàn doanh nghiệp đều bị phá sản vào thời điểm hiện tại, khi dịch virus corona đang hoành hành cả thế giới.

Bởi vì họ chưa đưa sản phẩm/dịch vụ lên kinh doanh online.

Họ vẫn tin tưởng vào lối kinh doanh cũ là kinh doanh truyền thống…

Từ việc xác định xu hướng thì bạn cũng cần xác định cơ hội, chỗ đứng trên thị trường của thương hiệu bạn.

Việc xác định hướng đi của thị trường, dự kiến xu hướng, từ đó đưa ra các chiến lược khai thác cho doanh nghiệp.

Nhưng cơ hội doanh nghiệp phát triển cần  đáp ứng các yếu tố sau :

  • Ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược marketing.
  • Tính khả thi của chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 5 : xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại.

Muốn có thương hiệu đáng nhớ, bạn phải đào sâu để tìm ra những dịch vụ/sản phẩm mà thị trường chưa có hoặc ít.

Tập trung vào chất lượng, lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo hơn.

Giả sử, bạn đã biết  rõ chính xác đối tượng khách hàng của bạn thì ở bước này bạn cần phải cho khách hàng

lý do họ phải mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn.

Hãy nghĩ về cách bạn cung cấp thêm các giá trị để cải thiện cho khách hàng.

Giúp khách hàng giải quyết vấn đề, đó là thứ mà họ mong muốn.

Bước 6 : Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu.

11 bước xây dựng thương hiệu thành công, thì bước thứ 6 này bạn cần phải xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Nhưng yếu tố  thiết yếu và lâu dài.

Điều gì sẽ tạo ra niềm tin khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn, điều gì nhân viên tin vào doanh nghiệp.

Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó tồn tại lâu dài trên thị trường và tâm trí khách hàng.

Bước 7 : Tạo logo thương hiệu & tagline ( khẩu hiệu).

Điều thú vị nhất (và được cho là quan trọng nhất) của quá trình xây dựng thương hiệu, là tạo ra logo và slogan cho thương hiệu. Logo này sẽ xuất hiện hầu hết trên mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp và trở thành danh tính của doanh nghiệp.

Vì vậy, sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để củng cố bản sắc hình ảnh cho doanh nghiệp của bạn.

Khẩu hiệu là thứ sẽ đi cùng với logo của bạn

VD :

Vietel “ hãy nói theo cách của bạn

Manulife “ đem lại cuộc sống tốt hơn”

Nike “ hãy làm đi”

Bước 8 : Xây dựng tiếng nói thương hiệu.

Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, đối tượng và ngành kinh doanh. Đó là cách bạn giao tiếp với khách hàng và cách họ phản hồi với bạn.

Tiếng nói thương hiệu có thể là:

  • Chuyên nghiệp
  • Thân thiện
  • Chất lượng
  • Giàu thông tin..

Hãy chọn ra một tiếng nói thương hiệu phù hợp với công chúng mục tiêu và giá trị bạn mang lại.

Bạn sẽ thấy rằng nếu bạn tìm và sử dụng đúng tiếng nói thương hiệu, bạn có cơ hội kết nối với người tiêu dùng mạnh mẽ nhất.

Điều này đặc biệt quan trọng khi đăng tải bài viết trên blog hoặc trên phương tiện truyền thông.

Bước 9 :  Xây dựng định vị thương hiệu.

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng nghĩ tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Bước 10 : Xây dựng nhận diện thương hiệu.

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

  • Dễ nhớ “ 1 cái tên dễ nhớ sẽ khiến khách hàng nhớ lâu và thích đọc chúng”
  • Có ý nghĩa “ với khách hàng”
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

 Quá trình xây dựng thương hiệu không bao giờ dừng lại.

Thương hiệu của bạn nên được nhìn thấy và phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận được (nhìn, đọc và nghe thấy).

Nếu một khách hàng bước vào văn phòng/cửa hàng của bạn thì hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ được hiển thị cả trong môi trường và với các tương tác cá nhân. Những giá trị hữu hình, từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm, đều cần được dán logo của bạn.

Trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn nhìn giống nhau ở mọi nơi. Sử dụng hướng dẫn phong cách thương hiệu để tạo ra sự nhất quán với thị giác về: màu sắc, sử dụng logo, font chữ, nhiếp ảnh…

Đồng thời, trang web của bạn là một công cụ quan trọng nhất để tiếp thị thương hiệu. Khi bạn thiết kế trang web của mình hãy kết hợp giọng nói, thông điệp và tính cách của bạn vào nội dung.

Bước 11 : Quản trị thương hiệu.

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu.

Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng.

Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, chính bạn (và nhân viên của bạn) là những người ủng hộ tốt nhất để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Không ai hiểu thương hiệu của bạn tốt hơn bạn. Khi tuyển nhân viên, hãy đảm bảo rằng đó là một người phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu công ty. Khuyến khích nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp với hình ảnh công ty, giúp tăng cường hơn nữa phạm vi tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.

Và đừng quên trao cho khách hàng trung thành của bạn một tiếng nói. Khuyến khích họ đăng đánh giá, hoặc chia sẻ nội dung về thương hiệu của bạn.

 

Đây là 11 bước cốt lõi để xây dựng thương hiệu. Bạn muốn 1 thương hiệu bền vững, phát triển và được hàng triệu người biết đến bạn. Thì bạn hãy xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho nó, cũng giống như việc nuôi dạy con của chính bạn, cho nó thấy tương lai, sứ mệnh…

Bài viết bạn có thể tham khảo thêm:

Bạn có thể vào các kênh sau để học thêm nhiều điều bổ ích về kinh doanh:

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *